Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

hướng đi mới trồng rừng

lâm đồng là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Tây nguyên, trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, có tổng diện tích tự nhiên 473.982 ha với 3/4 diện tích lỡ đất đồi núi vỡ cát ven biển, có điều kiện tự nhiên, khí hậu và tiềm năng đất đai thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

Là một tỉnh không lớn về qui mô đất đai vỡ dân số nhưng lâm đồng có những lợi thế đáng kể về vị trí địa lý-kinh tế, các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt xuyên Việt như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam… đi qua. lâm đồng là ngã ba gặp gỡ giữa các tuyến giao thông huyết mạch xuyên Việt (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh); xuyên Á (Quốc lộ 9) là nằm trên hành lang Đông Tây nối Việt Nam – Lào – Thái Lan – Mianma vỡ các nước khác trong khu vực.
Đó là tiềm năng cho sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng của tỉnh. Theo số liệu thống kê về lâm nghiệp, năm 2012, toàn tỉnh có khoảng 230.000 ha diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng (rừng trồng các loại khoảng 100.000 ha), độ che phủ rừng đạt 47,1%. Diện tích rừng phân theo chức năng gồm: rừng sản xuất:  166.739 ha, rừng đặc dụng: 66.890 ha, rừng phòng hộ: 96.704 ha. Hàng năm diện tích trồng mới rừng tập trung ước đạt trên 5.000 ha (trong đó có khoảng 4.000 – 4.500 ha rừng trồng nguyên liệu).
Sự phát triển kinh tế lâm nghiệp đã tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn. Hiện tại sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm khoảng 400.000 – 500.000 m3, đã cung cấp nguyên liệu ổn định cho Nhà máy MDF công suất 60.000 m3 sản phẩm /năm và các cơ sở chế biến gỗ ghép thanh, gỗ dăm giấy, sản xuất hàng mộc dân dụng trên địa bàn Tỉnh.  Tuy nhiên, so với tiềm năng về lao động, đất đai sản xuất, sự phát triển kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Diện tích rừng trồng tăng nhanh hàng năm nhưng năng suất, chất lượng rừng còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chưa cao. Giá cả thị trường không ổn định, phụ thuộc vào thị trường gỗ dăm giấy tại các trung tâm xuất khẩu gỗ dăm Tây nguyên như  Đỡ Nẵng, Vũng Áng, Chân Mây. Việc thu mua không ổn định, chủ yếu tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái, gây nên sự chèn ép, cạnh tranh giá cả làm thiệt hại đến kinh tế của người dân làm rừng.
Trước những khó khăn đó, ngành lâm nghiệp của Tỉnh trong thời gian qua đã chủ động xây dựng chương trình quản lý r ừng bền vững để cấp chứng chỉ rừng (FSC) nhằm hỗ trợ cho người trồng rừng có phương án kinh doanh hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cao hơn, bảo vệ được môi trường thái tốt hơn, tạo sự phát triển bền vững về lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh.  Kết quả thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010, tỉnh đã trên địa bàn Tỉnh đã được cấp chứng chỉ cho 8 nhóm hộ gia đình nông dân trồng rừng và 1 Công ty Lâm nghiệp với diện tích: 10.015 ha rừng trồng keo các loại. bao gồm: Chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp Bến Hải: 9.444 ha & chứng chỉ cho 8 nhóm hộ gia đình trồng rừng khoảng 571 ha, với gần 300 hộ gia đình tham gia.
Việc cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình là mô hình đầu tiên được xây dựng trên địa bàn cả nước. Mô hình này được xây dựng trên nguyễn tắc các hộ gia đình tự nguyện tham gia và liên  kết với nhau thành các nhóm, cùng thống nhất với nhau về phương án tổ chức vỡ phương thức  thực hiện. Chứng chỉ rừng theo nhóm được thực hiện theo phương châm mở, không kép kín, hàng  năm kết nạp thêm các thành viên mới. Vào các kỳ đánh giá hàng năm của chừng chỉ rừng, các nhóm hộ mới tham gia  được đưa vào đánh giá và được cấp mở rộng chứng chỉ nếu như các nhóm hộ thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chí của quản lý rừng bền vững.
Việc cấp chứng chỉ rừng đã tạo niềm tin vỡ sự phấn khởi cho người dân tham gia trồng rừng. Người dân toàn quyền quyết định thời điểm tiêu thụ gỗ mang lại kết quả cao nhất, chủ động trong đàm phán, ký kết hợp đồng với các Công ty/đơn vị thua mua gỗ sản phẩm. Kết quả bán sản phẩm gỗ rừng trồng sau khi có chứng chỉ FSC trong thời gian qua cho thấy giá bán sản phẩm  tăng từ 30 – 50% so với giá bán gỗ không có FSC.
Mặc dầu với quy mô đang còn nhỏ còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh nhưng cho thấy  rằng phát triển trồng rừng nguyên liệu gắn liến với quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện nay. Ngoài việc tạo nguồn  nguyên liệu gỗ có kiểm soát, gỗ có chất lượng phục vụ cho ngỡnh công nghiệp chế biến, điều  quan trọng hơn đó là giải quyết công việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã  hội của địa phương.
Để phát triển rừng trồng sản xuất đáp ứng các nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ  một cách bền vững, ổn định vỡ phát triển môi trường sinh thái cần chú trọng các nội dung sau:
Phát triển rừng sản xuất cần có quy hoạch đồng bộ cụ thể. Quy hoạch phát triển vùng  nguyên liệu cần gắn với quy hoạch xây dựng cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Quy hoạch cần phải được tính toán vỡ dự báo cụ thể về nhu cầu gỗ tiêu thụ trong tương lai.
Xây dựng các chính sách vỡ giải pháp để hỗ trợ cho người dân phát triển trồng rừng  nguyên liệu gỗ lớn, gỗ có giá trị kinh tế cao thay cho việc trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ  trồng với chu kỳ ngắn hiện đang thịnh hành như hiện nay.
Khuyến khích người dân trồng rừng gắn với việc thực hiện các nguyên tắc, tiêu chí quản  lý rừng bền vững. Tập trung chủ yếu vào công tác tuyên truyền, vận động, có các chính vỡ giải pháp nhằm khuyến khích đông đảo người dân tham gia.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ ghép , ván ghép cần xem xét vỡ có các giải pháp liên doanh liên kết với các địa phương/đơn vị để xây dựng các khu rừng đạt tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ FSC.
Hiện tại ở Viêt Nam chưa có bộ tiêu chí  quản lý rừng bền vững do vậy khó khăn cho các đơn vi khi đánh giá để cấp chứng chỉ. Hầu hết việc đánh giá hiện nay phụ thuộc vào nước ngoài, nguồn kinh phí đánh giá cao, gây khó khăn cho người trồng rừng. Do vậy chúng ta  nên sớm ban hành bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững để cấp chứng chỉ rừng, tạo điều kiện  để cho các địa phương sớm trển khai thực hiện.


Tag :  gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Voi ở đắc lắc(bản đôn ) bị kẻ xấu chém 200 nhát.

Con voi được tìm thấy bên bờ sông Serepok, khắp người voi đếm được khoảng 200 vết chém sâu 4 – 5 cm, chiếc đuôi còn nguyên bộ lông bị chém 2 nhát, gần đứt, một bên mông voi bị mất hẳn một miếng da.

Đêm 17/10, con voi đực Păc Kú của Công ty TNHH du lịch sinh thái Bản Đôn bị chém rất dã man khi đang được xích cho ăn trong rừng cách trụ sở công ty khoảng 1km (tại buôn N’Drếch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn).
Sáng 18/10, người của công ty phát hiện nó bứt đứt xích biến mất, xung quanh nơi cột voi có nhiều dấu chân và vết máu. Lần theo dấu vết đó, khoảng 2 giờ sau, con voi này được tìm thấy bên bờ sông Serepok cách đó khoảng 5 km, khắp người voi đếm được khoảng 200 vết chém sâu 4 – 5 cm, chiếc đuôi còn nguyên bộ lông bị chém 2 nhát, gần đứt, một bên mông voi bị mất hẳn một miếng da.
Con voi Pắc Kú bị chém hàng trăm nhát
Hiện voi rất yếu, đang được bôi thuốc chống nhiễm trùng và chăm sóc chữa chạy. Anh Lê Văn Hà, nài voi của công ty cho biết, con voi Pắc Kú 30 tuổi, nặng 3 tấn, cao hơn 2 mét, có cặp ngà rất đẹp dài hơn 70 cm, đường kính hơn 7 cm được công ty mua về từ Gia Lai để phục vụ du lịch cách đây 2 năm. Vào tháng 6/2010, con voi này từng bị kẻ xấu cột chặt vào gốc cây để cưa trộm ngà nhưng đã vùng đứt xích chạy thoát được.

tag : ván ghép,gỗ ghép ,van ghep,go ghep, ván mdf,van mdf

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

cây sưa lớn nhất việt nam đã bị đốn trộm


Một cây sưa được cho là lớn nhất từ trước đến nay có đường kính trên 2m, cao hơn 20m ở khu vực biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Quảng Bình bị bảy lâm tặc ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đốn hạ cách đây một tuần. Thông tin từ UBND xã Phúc Trạch xác nhận: Đồn Biên phòng Cồn Roàng (xã Thượng Trạch) có báo cáo về thông tin cây sưa nói trên cho Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Bình.
Theo một nguồn tin, cây sưa cách xã Thượng Trạch một ngày rưỡi đi bộ, vẫn xanh tốt trước khi bị đốn hạ.
Kiểm lâm Phong Nha – Kẻ Bàng cũng như hai đồn biên phòng Cà Ròng, Cồn Roàng đang nắm tình hình và triển khai lực lượng tuần tra nhằm ngăn chặn việc lâm tặc vận chuyển gỗ sưa.
Một nhóm đầu nậu khoảng 10 người ở miền Bắc, qua dắt mối của các đầu nậu ở Quảng Bình, đã vào rừng để mua bán cây sưa nói trên.

caysua1.jpg
Ảnh minh hoạ
Theo giới đầu nậu, nếu nhóm lâm tặc cưa xẻ cây sưa thành những bộ ngựa (phản), gỗ ghép, go ghep thì giá trị của nó có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Liên quan cây sưa của hai cha con ông Lê T. đốn hạ ở Hung Sắn cách đây 10 ngày, ông Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Trạch, cho biết: Hai cha con ông Lê T nói rằng, tình cờ phát hiện trong khi đi đặt bẫy trong rừng Phong Nha – Kẻ Bàng nên đốn hạ. Số gốc rễ được mang về bán trước với giá 195 triệu đồng.
Một nhóm người ở xã Hưng Trạch phát hiện và vào cướp toàn bộ số gỗ đã được cưa xẻ khi họ chưa kịp mang về.

Tag : gỗ ghép , ván ghép , ván mdf , van ghep , go ghep , van mdf

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

phá rừng ở vườn quốc gia yok don

Ông Đỗ Trọng Kim - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm -
Ông Đỗ Trọng Kim – Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời báo chí chiều 23/8.
Theo báo cáo của VQG Yok Đôn, trong tháng 8/2012, chủ yếu các vụ xâm nhập vào rừng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép xuất hiện nhiều tại địa bàn các trạm 2, 3, 6, 8 và 11. Cụ thể, khai thác rừng trái phép có 9 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 26 vụ; cất giữ lâm sản trái quy định 30 vụ; săn bắt động vật rừng trái phép 2 vụ; vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng 22 vụ. Cơ quan chức năng đã tạm giữ hàng chục tang vật, phương tiện gồm cưa máy, cưa tay, xe máy và có cả súng (3 khẩu)… Đặc biệt, trong 174 cây gỗ quý bị đốn hạ, có 129 Gỗ ghép; 21 ván ghép; 8 ván mdf; go ghepvan ghep
 mỗi loại 5 cây; van mdf 2 cây, …

Ông Đỗ Trọng Kim - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm -
Gỗ căm xe bị đốn hạ ngổn ngang cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tại tiểu khu 477, 484 của VQG Yok Đôn (Đắk Lắk).
Chính ông Đỗ Trọng Kim – Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 23/8, dẫn đầu đoàn kiểm tra đến VQG Yok Đôn thực chứng những nội dung các cơ quan truyền thông, báo chí đăng tải về nạn phá rừng tại đây cũng phải thốt lên rằng: “Tình trạng phá rừng tại VQG Yok Đôn đã đến mức đáng báo động, chúng tôi sẽ chỉ đạo xử lý quyết liệt những đối tượng tham gia phá rừng cũng như trách nhiệm của lãnh đạo vườn”.
Bởi trước đó, qua kiểm tra thực tế tại tiểu khu 477 và 484 theo dọc chiều dài khoảng 2km ở những vị trí lâm tặc khai thác gỗ trái phép thuộc VQG Yok Đôn, đoàn công tác của Cục Kiểm lâm đã thống kê được 29 cây gỗ căm xe cổ thụ bị đốn hạ, có khối lượng gỗ gần 20m­­­­3, trong đó lâm tặc đã lấy đi hơn 6m3.
Trong buổi làm việc với báo chí, ông Kim cho biết thêm, qua báo cáo của VQG Yok Đôn đã xác định được một số đối tượng là kiểm lâm, con em cán bộ địa phương tham gia phá rừng, hoặc cấu kết với lâm tặc cùng phá rừng. Trong đó, có đối tượng là con trai của một lãnh đạo VQG Yok Đôn.
Từ thực trạng trên, ông Kim cũng cho biết vụ phá rừng tại tiểu khu 477, 484 thuộc VQG Yok Đôn đã đủ khối lượng để khởi tố vụ án và cơ quan công an huyện Buôn Đôn hiện đang thụ lý điều tra vụ án.

Gỗ quý bị lâm tặc đốn hạ tại VQG Yok Đôn
Gỗ quý bị lâm tặc đốn hạ tại VQG Yok Đôn
Đáng nói, số vụ vi phạm lâm luật tại VQG Yok Đôn phát hiện nhiều (89 vụ) nhưng số gỗ thu giữ chỉ là 80,068m3 gỗ các loại, công tác xử lý vi phạm cũng khá thưa thớt, chỉ có 9/89 vụ được xử lý…
Qua đó, vị lãnh đạo Cục kiểm lâm cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa Vườn với chính quyền địa phương còn buông lỏng, thậm chí có sự đùn đẩy. Một số cán bộ địa phương có tâm lý lo sợ bị bị lâm tặc trả thù nên việc xử lý các vụ vi phạm lâm luật chưa quyết liệt, dứt khoát.
Được biết, VQG Yok Đôn có diện tích hơn 115.000 héc ta, đây cũng là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất nước ta. Song, tình trạng vi phạm lâm luật trong những năm qua tại VQG Yok Đôn vô cùng “bóng bỏng”. Người ta hoài nghi rằng, với tình hình trên nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, VQG Yok Đôn trong tương lai sẽ trở thành khu rừng cấm “rỗng ruột”.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

ô tô gỗ chế tại việt nam

Ngoại trừ gầm và hệ thống truyền động nhập về, tất cả chi tiết còn lại trên chiếc ôtô tự chế của anh Lê Nguyên Khang đều làm thủ công bằng gỗ.

Chế ô-tô gỗ tại việt nam

Từ ý tưởng muốn làm điều gì đó độc đáo với gỗ, anh Lê Nguyên Khang, người theo ngành gỗ từ năm 1990 ở quận 7 TP HCM quyết định làm chiếc xe bằng gỗ đầu tiên ở Việt Nam.
Chiếc xe hơi gỗ bắt đầu lên khuôn vẽ do chính anh cùng đội ngũ nhân viên tự thiết kế, đến tháng 4/2011 anh bắt tay vào làm. Khung gầm, động cơ, hộp số, dàn nhíp, hệ thống truyền động , gỗ ghép, vô lăng của hãng BMW được nhập về, còn lại tất cả đều làm thủ công từ gỗ. Xe nặng 1.420 kg.
Trong quá trình làm sản phẩm này, có lúc các nhân viên, thợ đã phải bỏ ngang do quá khó. Tuy nhiên, với quyết tâm, sau nhiều tháng anh đã hoàn thành ôtô gỗ độc đáo này. Chiếc xe mui trần có chiều dài 4,6 m, rộng 1,8 m.
Phía đầu xe thiết kế chạm trổ với chữ Le Lumber cùng hình rồng. Anh Khang cho biết các hoa văn, họa tiết này mang ý nghĩa biểu tượng Việt.
Đèn giả phía trước. Thiết kế xe này được chủ nhân cho biết không giống bất kỳ khuôn mẫu nào.
Tên xe được đặt là Achilles. Các bộ phận của xe được làm từ gỗ căm xe, tần bì, walnut (óc chó) nhập từ nước ngoài.
Phía bên hông xe trạm chổ hoa văn và Phụng. Tay mở cửa cũng được làm công phu.
Đèn chiếu hậu làm từ gỗ.
Kính chiếu hậu với hoa văn ở viền cửa xe.
Lốp xe dùng là lốp bình thường cho các loại ôtô.
Các chi tiết, bản lề cửa được làm tỉ mỉ. Xe có thể dùng trong nhà hàng, khách sạn, sân golf, khu du lịch. Ngoài ra, chủ nhân chiếc xe cũng đang ấp ủ dự định làm những chiếc xe gỗ chạy bằng điện phục vụ du lịch cho TP HCM.
Anh Khang cho biết, xe có thể chạy an toàn với tốc độ 60 km/h. Giá bán của chiếc xe này là 24.000-25.000 USD. Toàn bộ số tiền bán xe sẽ dùng làm từ thiện. Về việc kiểm định, nếu người mua cho chạy ngoài đường thì cần phải đi kiểm định. ‘Tôi hoàn toàn tin tưởng việc kiểm định cho chiếc xe này”, anh Khang nói.
tag : gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên

Hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên


Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà Công Tuấn chủ trì hội nghị
Ngày 21 tháng 9 năm 2012, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã chủ trì Hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và đại diện các Bộ, Ngành của Trung ương. Hội nghị đã dành thời gian nghe các báo cáo chuyên đề của Tổng cục Lâm nghiệp về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và thảo luận về hiện trạng và các giải pháp phát triển ngành Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
Tại Hội nghị lãnh đạo, đại diện các đơn vị thống nhất nhận định, tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, do chuyển đổi đất lâm nghiệp, lấn chiếm, khai thác rừng trái phép, các công ty lâm nghiệp không đủ năng lực bảo vệ diện tích rừng được giao, một số cơ chế chính sách về quản lý bảo vệ rừng chưa phù hợp.
Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã kết luận về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới, đặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp cấp bách, cần triển khai quyết liệt, đồng bộ trong công tác bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu các công ty lâm nghiệp một thành viên gắn liền với sản xuất, chế biến lâm sản, giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc, đẩy mạnh việc xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định kinh tế xã hội và an ninh trong khu vực.

Gỗ ghép , ván ghép , go ghep , van ghep, ván mdf minh đức

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nghi án cán bộ chiếm đoạt trầm kỳ giá nhiều tỷ đồng

Thấy dân đào được 4 khúc trầm, một trung úy cảnh sát rút súng bắn chỉ thiên rồi lấy số trầm trị giá nhiều tỷ đồng mang đi. Do không được chia tiền nên người dân đã làm đơn kiến nghị và nhiều công an đã nộp lại tiền, gỗ ghép.

Ông Thái Tùng, ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, hôm 26/9, hàng trăm dân người mang đèn pin vào rừng Gộp Ngà để đào trầm vì nghe có người nói công an cho phép đào thoải mái, tỷ lệ ăn chia là 50/50. Sau một hồi đào bới, họ tìm thấy 4 khúc trầm. Khi ấy một trung úy rút súng ngắn bắn chỉ thiên để mọi người dạt ra. Nhóm công an lấy toàn bộ 4 cục trầm (nặng khoảng 1,5 kg, trị giá 5-10 tỷ đồng) và rút khỏi rừng trong đêm.
Dân đào trầm lên danh sách người có mặt tối hôm đó để được chia tiền. Nhưng sau 14 ngày, hàng trăm người dân đào trầm không nhận được đồng “ăn chia” nào, trong khi họ lại được tin công an huyện đã “ăn chia” mỗi người 4 – 60 triệu đồng.
Ông Thái Tùng kể lại vụ việc đào trầm kỳ. Ảnh: N.N.AVì thế, ngày 8/10, ông Tùng cùng ông Bùi Văn Khánh, Bùi Hữu Thảo, Chung Minh Hòa đã đại diện cho 56 người đào trầm tại rừng Gộp Ngà viết đơn kiến nghị gửi UBND huyện Khánh Sơn, Công an huyện Khánh Sơn về việc họ được công an huyện hứa “chia” số tiền bán trầm. Ngày 12/10, thượng tá Lê Minh Tuấn, Phó chỉ huy huyện đội Khánh Sơn cho biết, Đoàn thanh tra của Bộ chỉ huy quân sự Khánh Hòa đã làm việc với 11 cán bộ, chiến sĩ huyện đội tham gia lực lượng liên ngành bảo vệ an ninh trật tự rừng Gộp Ngà. Những cán bộ này thừa nhận, đêm 26/9 người dân đã đào được số trầm lớn. Khi đó, lực lượng quân sự chỉ tham gia hỗ trợ cho công an huyện nhưng vẫn nhận được 220 triệu đồng từ một dân đào trầm tên Khánh.
11 người này thừa nhận, do nhận thức mơ hồ, những người đào trầm nói rằng, theo luật của người làm trầm kỳ, ai có mặt đều được chia “lộc rừng”, nên họ đã nhận 220 triệu. Huyện đội yêu cầu những cán bộ, chiến sĩ này viết kiểm điểm. “Toàn bộ số tiền trên đã được nộp cho Đoàn thanh tra. Việc kỷ luật số sẽ được cơ quan cấp trên xử lý”, thượng tá Tuấn nói.
Hồi tháng 9, hàng nghìn lượt người ở Quảng Nam, Quảng Ngải, Phú Yên, Vạn Ninh (Khánh Hòa) kéo lên rừng Gộp Ngà gia đào bới tìm trầm mong đổi đời. Ảnh: N.N.A
Còn thượng tá Nguyễn Tiến – Phó công an huyện Khánh Sơn cho hay, “nghi án” công an tham gia vụ “ăn chia” mới là thông tin một chiều từ người dân. Công an huyện đã yêu cầu 10 chiến sĩ tham gia lực lượng liên ngành viết bản tường trình.
“Giả sử có việc ‘ăn chia’ này thì chỉ ở một số cán bộ, chứ không có chuyện cả lực lượng công an huyện Khánh Sơn”, thượng tá Tiến nhận định và cho biết, theo luật, việc khai thác, mua bán trầm kỳ là trái pháp luật. Công an huyện đã lập biên bản tạm giữ một khúc rễ cây đen dài 25 cm to bằng 2 đốt tay để kiểm định có phải trầm kỳ không. Sự việc được công an báo cáo lên UBND huyện.
Theo một nguồn tin riêng, hiện chưa có con số thống kê chính xác tổng số tiền cán bộ Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh chia nhau trong vụ tịch thu trầm kỳ của dân đào trầm ở rừng Gộp Ngà. Nhưng đã có nhiều người trong Đội kiểm tra liên ngành, chủ yếu là công an, nộp lại hơn 1 tỷ đồng. Vụ việc đang được công an tỉnh Khánh Hòa điều tra và thu hồi lại ván ghép , ván mdf

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Đào nát quốc lộ tìm… gỗ sưa

Nghe đồn thổi ở khu vực đèo Viôlắc, trên quốc lộ 24, thuộc xã Ba Tiêu, huyện miền núi Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi có gỗ sưa (gỗ huỳnh đàn), trong những ngày qua, người dân ùn ùn kéo đến đào xới tìm gỗ sưa với hy vọng đổi đời.


Đào nát quốc lộ tìm... gỗ sưa, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, pha quoc lo tim go sua, go sua, go sua nghin ti, xam sua, do co, thanh dia go sua, go quy, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Đào xới tung tóe, phá hỏng hệ thống đường quốc lộ 24 qua đèo Viôlắc tìm gỗ sưa
Tin tức ngày 12/10, có mặt tại hiện trường, chúng tôi quan sát thấy dọc hai bên taluy đường quốc lộ 24, đoạn từ km 64 đến km 69 ở đèo Viôlắc đâu đâu cũng thấy những hầm hố sâu hoắm mà giới săn tìm gỗ sưa để lại. Tại km 67, những người đào tìm gỗ sưa đã đào vào bờ taluy đường sâu 2m, ăn sâu vào trong lòng đường hơn 2m.
Các biển báo cấm đào bới trong ranh giới đất dành cho đường bộ trên quốc lộ 24 cũng bị các đối tượng săn tìm gỗ huỳnh đànlật ngã. Ở khu vực này, còn có cả những khúc gỗ đỏ do những người đào tìm huỳnh đàn đốt để kiểm tra có phải là gỗ sưa hay không.
Ông Phạm Văn Thanh, một người dân địa phương cho biết, việc đào tìm gỗ sưa dọc theo quốc lộ 24 ở đỉnh đèo Viôlắc đã kéo dài từ năm ngoái đến nay, nhưng thời gian gần đây thì rộ lên nhiều hơn. Nghe người này đồn thổi người kia trúng huỳnh đàn phát giàu, rồi người kia lại đồn thổi người nọ trúng bạc tỷ từ gỗ sưa nên người dân địa phương kéo nhau lên đèo Viôlắc đào bới mong tìm được gỗ sưa.
Tại khu vực đèo Viôlắc, chúng tôi còn chứng kiến hàng chục người mang đồ nghề đào tìm gỗ sưa bỏ chạy ra khỏi khu vực đèo Viôlắc ngay giữa ban ngày khi thấy sự xuất hiện của lực lượng Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi.
Đào nát quốc lộ tìm... gỗ sưa, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, pha quoc lo tim go sua, go sua, go sua nghin ti, xam sua, do co, thanh dia go sua, go quy, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Những hầm hố do người săn gỗ sưa để lại
Ông Huỳnh Ngà, Chánh Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết, thời gian qua, đã nhiều lần phối hợp với Công an huyện Ba Tơ tổ chức các đợt truy quét, đẩy đuổi các đối tượng đào tìm gỗ huỳnh đàn tại đây nhưng đến nay tình trạng này vẫn tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn. “Việc này nếu không sớm chặn đứng thì quốc lộ 24 đoạn qua đèo Viôlắc bị đe dọa, sạt lở đường sẽ không tránh khỏi trong mùa mưa lũ này”, ông Ngà nói.
Qua tìm hiểu, chuyện dân kéo đến khu vực đèo Viôlắc săn tìm gỗ sưa , ván mdf bắt đầu từ năm 2011, xuất phát từ tin đồn một số người phát hiện ở khu vực này một thân cây gỗ sưa sau đó bán được tiền tỷ nên nhiều người kéo nhau đến đây đào tìm. Lúc đầu, nhiều người săn tìm gỗ sưa còn thuê cả máy xúc lên đào bới quanh khu vực.
Đào nát quốc lộ tìm... gỗ sưa, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, pha quoc lo tim go sua, go sua, go sua nghin ti, xam sua, do co, thanh dia go sua, go quy, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Một tay săn gỗ sưa, gỗ ghép chạy thoát thân khi phát hiện lực lượng chức năng
Sau khi có sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng chức năng thì tình hình mới tạm lắng xuống. Nhưng gần đây nạn đào bới săn tìm gỗ sưa bùng phát trở lại. Những người săn tìm gỗ sưa, ván ghép không còn thuê xe lên đào xới rầm rộ như trước, họ chuyển sang dùng các thiết bị đào tay để tìm gỗ sưa.
Phá nát quốc lộ 24 để tìm “gỗ bạc triệu” – câu chuyện đang “nóng” trên đỉnh đèo Viôlắc.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Dân Lạng Sơn đổ xô lên rừng đào rễ sim

Hơn một tháng trở lại đây, nhiều người dân ở các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Tam Gia, Tĩnh Bắc…, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đổ xô lên rừng đào rễ sim để bán cho thương lái.

Trung bình một ngày mỗi người có thể đào được trên dưới 100kg rễ sim. Ước tính mỗi ngày có từ 6-8 tấn rễ sim được đào về bán cho thương lái.
Thâm nhập điểm “thu mua rễ sim , ván mdf
Một số người dân tại xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình phản ánh: Gần đây, người dân ở xã lên rừng đào sim rất nhiều. Khi đào xong, họ gom thành từng bao đưa về bán cho tư thương ngay tại xã.
Có mặt tại một điểm được cho là nơi thu mua rễ sim lớn nhất tại xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, chúng tôi được chứng kiến một lượng lớn rễ sim được đóng vào thành từng bao chất lên xe ô tô mang đi. Ông Vi Văn Hiếu, chủ cơ sở thu này và cũng chính là trưởng thôn Bản Cảng, xã Khuất Xá cho biết: “Biết tin Trung Quốc có thu mua rễ sim, nên tranh thủ lúc nông nhàn bà con trong thôn tranh thủ lên rừng đào rễ sim về bán. Ở đây cây sim mọc rất nhiều trên những vạt rừng nên rất dễ đào và vận chuyển bán; chúng tôi chỉ mua lại của bà con”.
Gỗ ghép
Theo tìm hiểu của phóng viên thì ban đầu việc đào rễ sim chỉ là những người thường xuyên đi rừng tiện đào về, nhưng hiện tại thì rất nhiều gia đình “tham gia” vào việc này, giá thành cao, dễ bán nên nhiều người, nhiều nhà “rủ nhau” đi đào. Trung bình một ngày mỗi người có thể đào được trên dưới một tạ rễ sim; với giá thu khoảng từ trên dưới 2.000 đồng/kg, thì đây quả là số tiền không nhỏ đối với người dân nơi đây.
Cần có biện pháp ngăn chặn
Ông Lộc Văn Cờ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình cho biết hiện trên địa bàn xã có 3 điểm thu mua rễ sim. Đó là các hộ gia đình anh Vi Văn Hiếu, Cam Văn Phòng và chị Vi Thị Mỳ; trong đó, điểm thu mua lớn nhất là hộ gia đình anh Vi Văn Hiếu, điểm này không chỉ tiến hành thu mua rễ sim của người dân trong xã Khuất Xá mà còn thu mua tại các xã lân cận như:Tú Mịch, Tam Gia, Tĩnh Bắc… Chính quyền xã đã phối hợp với Kiểm lâm huyện Lộc Bình tiến hành kiểm tra, lập biên bản và đã phạt hành chính điểm thu mua này.
Trên tuyến đường vào các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Tam Gia, Tĩnh Bắc có rất nhiều điểm thu mua rễ sim. Theo ước tính của các điểm thu mua thì trung bình mỗi ngày có trên dưới 10 tấn rễ sim được thu gom mang đi bán, do vậy để đào được từng đó rễ thì số cây sim bị chặt hạ là rất lớn.
Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Bình cho biết việc khai thác rễ sim một cách bừa bãi của người dân các xã nói trên trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm tăng nguy cơ xói mòn đất và ảnh hưởng đến môi trường. Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Bình đã chỉ đạo các xã nói trên đẩy mạnh việc tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng ván ghép, bảo vệ môi trường và chấm dứt việc đào rễ sim.
Trước tình trạng khai thác rễ sim một cách ồ ạt như vậy, cây sim đang bị chính người dân nơi đây tận diệt, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống người dân. Do vậy ngoài việc tuyên truyền thì chính quyền các cấp nơi đây cần có những biện pháp quyết liệt, hiệu quả để chấm dứt tình trạng này.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Phá hoa màu trồng cỏ lạ

Nhiều người dân tại Trà Vinh đua nhau phá bỏ hoa màu để trồng cỏ lạ, bất chấp lời cảnh báo của chính quyền và giới khoa học.

Phá hoa màu trồng cỏ lạ
Cánh đồng trồng cỏ lạ tại ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, tỉnh Trà Vinh - Ảnh: Mai Trâm
Tin lời một thương nhân nước ngoài hứa sẽ bao tiêu sản phẩm với giá cao và được cấp hạt giống để trồng, nhiều người dân tại ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, H.Duyên Hải (Trà Vinh) đua nhau phá bỏ hoa màu để trồng loại cỏ “lạ”, bất chấp sự cảnh báo của chính quyền địa phương.



Do thương lái đến thu mua, trả tiền sòng phẳng nên hiện có nhiều nông dân khác tiếp tục phá bỏ hoa màu để trồng. Điều băn khoăn nhất là chưa có cơ quan chức năng nào xác định loại cỏ này xâm hại đến môi trường gì không

Ông Nguyễn Văn Giới – Chủ tịch UBND xã Dân Thành

Ngày 9.10, PV Thanh Niên đã đến ấp Cồn Cù, được nhiều người dân ở đây cho biết, loại cỏ này rất dễ trồng, từ 60 – 65 ngày là đạt chiều cao từ 2 – 2,5 m và có thể thu hoạch được. Chỉ cần cắt cây cỏ một đoạn khoảng 70 – 80 cm tính từ ngọn xuống, đem vô sân nhà, sau đó thương lái sẽ đem máy đến đập cho sạch hột cỏ, cân mua với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg rồi chở đi đâu không biết. Nghe nói là đem đến xưởng làm chổi quét nhà, xuất sang Đài Loan nhưng khi được hỏi có ai thấy cây chổi làm bằng loại cỏ này chưa, bà Nguyễn Thị Hường (42 tuổi) trả lời: “Ông Đài Loan có nói sẽ về bển đem qua cây chổi làm bằng loại cỏ đang trồng để cho nông dân chúng tôi coi, nhưng đến nay vẫn chưa thấy”.
9 nông dân trồng hơn 3 ha
Ông Nguyễn Văn Giới, Chủ tịch UBND xã Dân Thành cho biết, cách nay gần 1 tháng, các bộ phận chức năng đã phát hiện trên địa bàn xã, nhất là ấp Cồn Cù, nhiều hộ đã phá bỏ hoa màu để trồng loại cỏ lạ. Một thương nhân Đài Loan (có vợ là người Việt ngụ trong xã) thông qua một người dân trong ấp Cồn Cù là anh Lê Văn Quân cung cấp hạt giống loại cỏ này để trồng và hứa sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao để xuất sang Đài Loan làm chổi.
“Theo khảo sát của chúng tôi hiện có 9 hộ nông dân tại ấp Cồn Cù trồng cỏ với diện tích khoảng 3,1 ha và đã thu hoạch được một đợt rồi. Do thương lái đến thu mua, trả tiền sòng phẳng nên hiện có nhiều nông dân khác tiếp tục phá bỏ hoa màu để trồng. Điều băn khoăn nhất là chưa có cơ quan chức năng nào xác định loại cỏ này xâm hại đến môi trường gì không. Mặt khác, việc các thương lái nước ngoài vào bao tiêu sản phẩm của nông dân mà không có hợp đồng bằng văn bản rõ ràng, không biết rõ công ty nào đứng ra để thu mua… thì rủi ro sẽ rất cao”, ông Giới cho biết thêm.
Thạc sĩ Mai Thị Thu Ga, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh, cho biết sau khi UBND xã Dân Thành báo cáo vụ việc, chi cục đã cử cán bộ đến ấp Cồn Cù khảo sát và lấy mẫu cây cỏ gửi đến Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 9 để giám định, xác định, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Nghi vấn sinh vật ngoại lai nguy hại



Rùa tai đỏ, chuột Hamster… PGS-TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) bức xúc: “Chúng ta cũng đã ban hành luật Bảo vệ môi trường, luật Đa dạng sinh học, Pháp lệnh Giống cây trồng vật nuôi… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều năm qua, khâu thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước còn quá yếu, các vụ việc như nhập rùa tai đỏ, chuột hamster… đều là do báo chí phát hiện và lên tiếng. Khi dư luận “nóng” lên, các cơ quan liên quan mới xắn tay áo vào xử lý… chuyện đã rồi. Nguyên nhân là chúng ta chưa có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai gây hại. Từ trước đến giờ, chưa thấy ai bị kỷ luật vì lơ là trong phần việc này, để một loạt các sinh vật gây hại bằng con đường này, con đường khác xuất hiện ở nước ta. Sự không quyết liệt vì thế cũng là điều dễ hiểu”.
 Quang Duẩn

GS-VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam đã quan sát rất kỹ lưỡng những tấm hình chụp cận cảnh cây cỏ “lạ” đang được trồng tại Trà Vinh nhưng không thể xác định được đây là loại cây gì. Theo GS Long, phải đến hiện trường quan sát thực tế hoặc lấy mẫu phân tích mới xác định được chính xác tên loài của những cây cỏ này.
Tuy nhiên, GS Long lưu ý, không loại trừ khả năng đây là những sinh vật ngoại lai nguy hại. Nếu đúng là sinh vật ngoại lai, chắc chắn nó sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ về môi trường, đa dạng sinh học và kinh tế. Bài học về cây mai dương, ốc bươu vàng, chuột hải ly… đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Vì vậy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương phải khoanh vùng lại, không cho giống cỏ này tiếp tục phát tán, đồng thời lấy mẫu gửi cơ quan chuyên môn phân tích, xác định tên loài để có ứng xử tiếp theo phù hợp.
Theo quy định, chỉ sau khi tiến hành khảo nghiệm cho kết quả đảm bảo an toàn về đa dạng sinh học, môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp giấy phép nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân mới được nhập những giống cây lạ vào Việt Nam. Vì vậy, nếu thương nhân người Đài Loan tự ý đem giống cỏ lạ này vào trồng tại Trà Vinh là vi phạm luật pháp của Việt Nam, cơ quan chức năng cần kiểm tra, xác minh và xử lý theo các quy định hiện hành.
TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng cho rằng, cơ quan hữu trách cần khẩn trương lấy mẫu để xác định chính xác tên khoa học của giống cỏ lạ đang được người nông dân tại Trà Vinh trồng trên đồng ruộng. Nếu cỏ lạ này là một trong những loài ngoại lai nguy hại thì phải triển khai khẩn cấp và quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự phát tán, tiêu hủy và loại bỏ, tránh để xảy ra những hậu họa đáng tiếc.
GS Long cho rằng, sau khi loài cỏ lạ này đã xuất hiện trên đồng ruộng một thời gian, chính quyền và cơ quan chuyên môn mới biết tin cho thấy công tác kiểm soát giống cây ngoại nhập và sinh vật ngoại lai của chúng ta trên thực tế còn rất yếu kém mặc dù các quy định liên quan đến vấn đề này đã tương đối rõ ràng và cụ thể.

Phá hoa màu trồng cỏ lạ
Máy đập để loại bỏ hạt cỏ – Ảnh Mai Trâm

gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Phá rừng phòng hộ làm nhà máy xi măng


Rừng phòng hộ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có ý nghĩa rất quan trọng về sinh thái và môi trường không chỉ cho Tây Ninh mà còn nhiều địa phương khác như: TP.HCM, Long An, Bình Dương… Thế nhưng, nó đang từng ngày bị “xẻ thịt”.

Vào năm 2006, có 238 ha rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã phải “hy sinh” cho Nhà máy xi măng (NMXM) Fico Tây Ninh (giai đoạn 1). Giờ đây, NM này đang vào giai đoạn chuẩn bị “phá” thêm 365 ha rừng phòng hộ.
Theo tìm hiểu, giai đoạn 1 NMXM Fico Tây Ninh (xã Tân Hòa, H.Tân Châu) do Công ty CP xi măng Fico Tây Ninh làm chủ đầu tư được khởi công từ tháng 11.2006 và chính thức hoàn thành vào tháng 10.2009. Việc thực hiện dự án chia thành nhiều giai đoạn. Thực tế trước đó, năm 2004, UBND tỉnh có Quyết định 348 cho chuyển đổi trên 79 ha đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng để thực hiện dự án xây dựng NMXM Fico Tây Ninh. Tiếp đến, từ 2006 – 2009, UBND tỉnh Tây Ninh tiếp tục cho chuyển đổi và giao tổng cộng trên 238 ha đất rừng phòng hộ để triển khai xây dựng NM và khai thác mỏ đá. Hiện, NMXM Fico Tây Ninh đang tiến hành các hoạt động khai thác mỏ đá trên diện tích 80 ha (trong số 238 ha nêu trên) nằm trên khu vực rừng phòng hộ. Ngoài ra, các diện tích còn lại được xây dựng hạ tầng cơ sở và khu NM. Một người dân xã Suối Ngô (H.Tân Châu) nói: “Lợi ích từ NM sản xuất xi măng đối với người dân chưa thấy đâu, nhưng trước mắt thì đường sá bị phá nát, tai nạn giao thông thường xuyên diễn ra do những đoàn xe chuyên chở nguyên vật liệu ra vào (ngang qua địa bàn xã Suối Ngô – PV) NM”.
Chiều 9.10, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Thuần, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (Sở NN-PTNT Tây Ninh) khẳng định, toàn bộ diện tích 238 ha rừng đã giao xây dựng NMXM Fico Tây Ninh chính là đất thuộc rừng phòng hộ Dầu Tiếng trước đây. Theo ông Thuần, rừng phòng hộ Dầu Tiếng có từ rất lâu đời và là rừng nguyên sinh, có giá trị về nhiều mặt: “Hiện khu rừng có diện tích hơn 29.000 ha vẫn đang giữ vai trò rất tốt trong việc đảm bảo chức năng phòng hộ đối với hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Nếu mất rừng này thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động của hồ Dầu Tiếng và dễ xảy ra nhiều nguy cơ khác đi kèm sau đó”.
Theo số liệu của BQL khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, thời điểm trước năm 2007, rừng ở đây có diện tích trên 34.359 ha. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất (vào tháng 9.2012), quy hoạch rừng của UBND tỉnh Tây Ninh, rừng phòng hộ Dầu Tiếng giảm còn 29.555 ha.

Phá rừng phòng hộ làm nhà máy xi măng
PV Thanh Niên trao đổi cùng BQL khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng ngay bên trong khu rừng sắp “xẻ thịt” làm dự án dây chuyền 2 nhà máy xi măng – Ảnh: Giang Phương
Chuẩn bị “xẻ” thêm 365 ha rừng nguyên sinh
Việc bảo vệ rừng phòng hộ trở thành mục tiêu chung của quốc gia, nhưng mới đây UBND tỉnh Tây Ninh đã có Tờ trình số 1330 ngày 29.6.2012 trình HĐND tỉnh thông qua Báo cáo quy hoạch phát triển rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020. Tờ trình nêu rõ diện tích đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp tổng cộng 468 ha, trong đó có đến 420 ha thuộc rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Trong số 420 ha này sẽ cắt 365 ha để thực hiện dây chuyền 2 NMXM Fico Tây Ninh (gồm khu khai thác mỏ, băng tải, băng chuyền, trạm đập, bãi chứa đất sét 1, 2 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ). Sau tờ trình này, ngày 24.9.2012, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định 1837 về việc phê duyệt về quy hoạch và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020, trong đó sẽ “xóa sổ” thêm 420 ha đất rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Thông tin này như một cú sốc lớn đối với người dân và cán bộ tỉnh Tây Ninh. Ông Thuần cho biết thêm: “Chúng tôi là cơ quan cấp dưới thì phải thi hành quyết định của cấp trên. Nhưng thực sự trong thâm tâm tôi thấy rằng phá rừng nguyên sinh, nhất là rừng phòng hộ để phát triển công nghiệp thì hậu quả sẽ rất lớn và phải trả giá ngay trước mắt”.
Đúng như lời ông Thuần nói, ngay từ sáng sớm nhóm PV chúng tôi trên đường đến xã Suối Ngô (H.Tân Châu) đã thấy nơi đây đang bị ngập lụt, hàng trăm căn nhà dân bị chìm trong nước. Nhiều điểm trên đường ĐT785 bị ngập và sạt lở nghiêm trọng. Trường tiểu học Suối Ngô C phải cho học sinh nghỉ học vì bị ngập sâu trong nước trên 1 m do ảnh hưởng từ lượng nước hồ Dầu Tiếng tràn về. Ông Thuần nói: “Hàng chục năm nay ở đây chưa bị ngập như vậy bao giờ. Hậu quả trước mắt là đây, nước từ đầu nguồn đổ về, nếu không có rừng phòng hộ thì không những đầu nguồn bị ngập mà hạ nguồn sông Sài Gòn cũng bị ngập theo”.
Có mặt tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng nơi 365 ha rừng sắp biến mất, chúng tôi ghi nhận sự phong phú đa dạng của thảm thực vật tại đây. Hiện tại, trong khu rừng còn rất nhiều loài cổ thụ có giá trị như: giáng hương, sao, dầu… có tuổi đời đến gần trăm năm. Theo BQL, hiện 365 ha rừng dự kiến quy hoạch giao cho NMXM Fico Tây Ninh nằm hoàn toàn trong khu vực rừng phòng hộ, còn nguyên thủy. Trước đây, nhiều đơn vị đến khảo sát và thăm dò và đã phát hiện trong khu vực này (thuộc tiểu khu 40 và 41) có mỏ đá với trữ lượng lớn.
Để làm rõ hơn, chiều qua, chúng tôi đến NMXM Fico Tây Ninh để tìm gặp lãnh đạo, nhưng bảo vệ cho biết lãnh đạo không có trong NM.

Dự án NMXM Fico Tây Ninh thuộc nhóm A được Chính phủ thông qua và cho phép đầu tư theo Văn bản số 166 ngày 6.2.2004 với tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỉ đồng. Ngày 29.4.2008, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về việc bổ sung dự án dây chuyền 2 xi măng Fico Tây Ninh vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam theo Văn bản số 2699 ngày 29.4.2008. Ngày 5.3.2010, Bộ Xây dựng cũng đã có Văn bản số 327 phê duyệt chủ trương đầu tư dây chuyền 2, nâng tổng công suất lên 3 triệu tấn/năm. Hiện dây chuyền này đang tiến hành khảo sát để đặt trong 365 ha rừng phòng hộ Dầu Tiếng.

gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Đổ xô vào rừng hái cây kim cương bán cho Trung Quốc

 


Với mức giá bán là hơn 1 triệu đồng/kg, người dân huyện Kon Plông, Kon Tum đang đổ xô vào rừng tìm hái cây kim cương.

Ngày 5/10, ông Đặng Thanh Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết, huyện đã triển khai cho các xã có phương án bảo vệ, tuyên truyền vận động bà con nhân dân trên địa bàn tập trung vào sản xuất, các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn người dân vào rừng hái cây kim cương và các loại cây thảo dược khác.
Cây kim cương hay còn gọi là lan lá gấm
Thời gian gần đây người dân trên địa bà huyện Kon Plông lại đổ xô vào rừng tìm hái cây kim cương, bán với giá trên 1 triệu đồng/kg.
Theo các chủ đại lý thu gom mua cây kim cương, việc thu mua cây này được các thương lái từ tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi tuần, họ đưa xe ôtô lên gom hàng một lần. Toàn bộ cây kim cương được chở ra bán tại Hà Nội và sau đó được vận chuyển qua Trung Quốc tiêu thụ.


gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Gỗ lậu hoành hành trên sông Ngàn Phố

Gỗ lậu hoành hành trên sông Ngàn Phố

Hồi 14 giờ ngày 14/09/2012, lực lượng kiểm lâm Hương Sơn (Hà Tĩnh), đã phát hiện một bè nứa trôi trên sông Ngàn Phố (xóm 9, xã Sơn Diệm), phía dưới giấu gỗ lậu nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.


Hiện trường vụ bắt giữ gỗ lậu
Chủ bè gồm 3 người (1 nữ, 2 nam, quê Đức Thọ, chưa rõ họ tên). Qua kiểm tra phát hiện khoảng 4 m3 thuộc nhóm 6 không có giấy tờ hợp lệ, nên đã tịch thu.

Gỗ lậu được cất giấu kỹ dưới các bè nứa

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Hương Sơn, gỗ lậu được các đầu nậu vận chuyển ra khỏi địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện.
Một số vụ bị phanh phui, song theo người dân, đó chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Với diễn biến này, số phận đại ngàn Hương Sơn không biết sẽ “đi đâu về đâu” và ai phải chịu trách nhiệm?
gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Tiêu huỷ xe vận chuyển gỗ lậu

Ngày 19/9, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) đã tiêu hủy xe công nông tự chế và một số vật dụng được ông Nguyễn Hồng Ngọc (ngụ xã Sơn Hội) dùng để vận chuyển lâm sản trái phép.

Tiêu huỷ xe chở gỗ lậu. Ảnh: T.L
Ngoài ra, người đàn ông 41 tuổi này phải nộp phạt 25 triệu đồng. Ít ngày trước, ông Ngọc lái xe công nông chở gần 70 khúc gỗ hộp và tròn (tương đương gần 4m3) trên đường thì bị Hạt kiểm lâm Sơn Hòa phát hiện, bắt giữ.
Hạt Kiểm lâm huyện này hôm 30/8 cũng bắt quả tang ông Nguyễn Hồng Minh (ngụ xã Sơn Phước) vận chuyển trái phép 13 khúc gỗ tròn (gần 1,5m3) bằng xe công nông tự chế trên đường về nhà.

gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Nguyên chi cục trưởng hải quan buôn lậu gỗ

Ông Phan Công Anh đã ký duyệt những giấy tờ giả mạo, cho phép nhập gần 69m3 gỗ lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Ngày 18/9, TAND tỉnh Bình Phước tuyên phạt Phan Công Anh (48 tuổi, nguyên Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Hoa Lư) 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Buôn lậu.
Liên quan vụ án, Nguyễn Văn Côi (48 tuổi, ngụ Hà Nội) nhận 6 năm tù và Phạm Quang Hải (45 tuổi) lĩnh 2 năm 6 tháng 20 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) cùng về tội trên.
Theo cáo trạng, năm 2003, Công ty thương mại lâm sản Hà Nội được phép nhập khẩu 1.500 m3 gỗ từ Campuchia về Việt Nam. Côi và Hải đã thu mua trôi nổi trên thị trường thêm gần 69 m3 gỗ xẻ nhóm I để gộp vào cho đủ số lượng. Để hợp thức hóa, cặp đôi làm giả các chứng từ hàng hóa để nhập khẩu số gỗ này qua cửa khẩu Hoa Lư và được Chi cục trưởng Phan Công Anh ký duyệt.
Ngoài ra, ông Anh còn bị cho là đã nhờ người mua gần 8m3 gỗ xẻ nhóm I không có giấy tờ từ Campuchia, nhập chung với số hàng này về Việt Nam.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Làm nguội trái đất bằng bụi thiên thạch

Làm nguội trái đất bằng bụi thiên thạch

Tạo ra một đám mây bụi trong không gian để ngăn chặn bức xạ mặt trời tới trái đất là ý tưởng mà các nhà khoa học Scotland đề xuất để chống biến đổi khí hậu.

Hình minh họa một phi thuyền thổi bụi từ bề mặt thiên thạch gần trái đất để tạo ra đám mây bụi. Ảnh: NASA.
Hình minh họa một phi thuyền thổi bụi từ bề mặt thiên thạch gần trái đất để tạo ra đám mây bụi. Ảnh: NASA.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự báo, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 6,4 độ C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lượng bức xạ mặt trời tới trái đất giảm 1,7% thì nhiệt độ trung bình trên hành tinh xanh sẽ giảm 2 độ C.
Thay vì chống biến đổi khí hậu bằng các hoạt động bảo vệ đại dương hay bầu khí quyển, một bộ phận giới nghiên cứu đề xuất ý tưởng tác động tới nhiệt độ địa cầu từ không gian. Vài người đưa ra ý tưởng đặt một chiếc gương khổng lồ trong không gian làm tấm chắn cho trái đất, giúp hành tinh tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ mặt trời. Tuy nhiên, chi phí cho ý tưởng đó là khá lớn và việc lắp đặt cũng như vận hành chúng trong vũ trụ cũng vô cùng phức tạp.
Một lựa chọn khác là sử dụng các “tấm chắn bụi” để giảm bớt bức xạ từ mặt trời, nghĩa là tạo ra các đám mây bụi bên ngoài vũ trụ cho trái đất. Ưu điểm của phương án này là quy trình thực hiện đơn giản hơn so với lắp các tấm gương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại các đám mây sẽ phân tán theo thời gian bởi bức xạ mặt trời và lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng cũng như các hành tinh khác.
Vì vậy, Russell Bewick – một nhà khoa học của Đại học Strathclyde tại Scotland – cho rằng, thay vì tạo ra một đám mây bụi trôi nổi trong vũ trụ, con người có thể lợi dụng lực hấp dẫn của một tiểu hành tinh để cố định đám mây bụi cố định tại một vị trí trong không gian. Nhờ đó đám mây thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời và làm giảm nhiệt độ trên trái đất, Livescience cho biết.
“Giải pháp tạo đám mây bụi không phải là một phương án dài hạn nhưng nó có thể ngăn cản tác động của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định và hỗ trợ các biện pháp khác. Nhờ nó mà chúng ta có thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp hoàn hảo nhằm ngăn chặn hiện tượng ấm lên của địa cầu”, Bewick phát biểu.
Theo Bewick, một tiểu hành tinh sẽ được đặt tại điểm Lagrange L1, vị trí mà lực hấp dẫn của mặt trời và của trái đất bù trừ lẫn nhau. Ông và các đồng nghiệp muốn gắn những nam châm khổng lồ cực mạnh vào tiểu hành tinh. Các nam châm chẳng những đẩy tiểu hành tinh tới điểm Lagrange L1 mà còn thổi bụi từ bề mặt tiểu hành tinh ra ngoài để tạo thành đám mây.
1036 Ganymed, tiểu hành tinh gần trái đất có kích thước lớn nhất, có thể duy trì một đám mây bụi đủ lớn để ngăn chặn 6,58% bức xạ mặt trời tới trái đất, tỷ lệ đủ để chống lại mọi xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay. Khối lượng của đám mây bụi đó lên tới khoảng 5.000 tỷ tấn và có chiều rộng khoảng 2.600 km.
Thách thức lớn nhất của dự án là việc đẩy được một tiểu hành tinh lớn như Ganymed tới điểm L1 giữa mặt trời và trái đất.
“Một nghiên cứu của công ty Planetary Resources cho thấy chúng ta chỉ có thể thực hiện dự án với một tiểu hành tinh có khối lượng 500 tấn vào năm 2025. Như vậy, việc thực hiện dự án với tiểu hành tinh Ganymed có vẻ không khả thi. Tuy nhiên, việc đưa các tiểu hành tinh nhỏ hơn tới điểm L1 là điều có thể”, Bewick nói.
Mặt khác, dự án có thể đe dọa tới sự an toàn của trái đất. Theo Bewick, một tiểu hành tinh lớn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với địa cầu.
“Do đó, nếu chúng tôi thực hiện dự án này, hoạt động kiểm tra thường xuyên phải được ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, chúng tôi chưa có cách nào để thử nghiệm hiệu quả của dự án trên quy mô lớn”.

gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf 

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

'Khu vườn bí mật' giữa lòng sa mạc Sahara

Năm 2010, nhà leo núi kỳ cựu Mark Synnott dẫn đầu một đội bao gồm các nhà leo núi trẻ: Alex Honnold Briton James Pearson, Tim Kepler và Renan Ozturk, trở thành những người đầu tiên chinh phục những vòm lớn nhất của sa mạc Sahara.
Ennedi được biết đến là khu vực khô cằn và khắc nghiệt thuộc sa mạc lớn nhất thế giới Sahara. Do đó, nơi đây cũng được mệnh danh là "khu vườn bí mật của Sahara", một trong những khu vực không thể tiếp cận của sa mạc nổi tiếng này. Việc đi du lịch tới vùng Ennedi cực kỳ khó khăn và nguy hiểm vì tình trạng nghèo đói của các quốc gia trong khu vực, cơ sở hạ tầng du lịch nghèo nàn, bất ổn chính trị và nạn cướp bóc hoành hành.
Tuy nhiên, khu vực này lại có nhiều điểm hấp dẫn chết người chẳng hạn, các kiệt tác của tự nhiên, những khối sa thạch khổng lồ hình dạng kỳ dị và độc đáo sừng sững vươn lên giữa lòng sa mạc hoang vu. Không chỉ mang dáng dấp giống nhiều loại thú vật, hàng trăm khối sa thạch khổng lồ ở đây còn có hình vòm tuyệt đẹp, trong đó, nổi tiếng nhất là vòm đá Aloba, cao gần 120m, vòm rộng khoảng 77 m và là một trong những vòm đá đặc biệt nhất thế giới.
Vòm đá Aloba.
Vòm đá Aloba nhỏ, cao 39 m, vòm rộng 9 m.
Đá 5 vòm là một khối sa thạch đặc biệt có 5 vòm, trong đó, vòm lớn nhất rộng 19,2 m và cao 22,6 m.
Đá mặt nạ giống hình mặt nạ khuôn mặt.
Vòm Voi cao 23,2 m và vòm rộng 18 m.
Nằm ở phía Nam của khu vực Ennedi là một vài vũng nước sa mạc, trong đó, vũng Guelta d’Archei là nổi tiếng nhất.
Vũng Guelta d’Archei là nguồn nước chính trong sa mạc khô cằn, làm dịu cơn khát của nhiều lữ khách và đặc biệt là những đàn lạc đà đông đúc. Đặc biệt, trong vũng Guelta d’Archei còn có cá sấu sa mạc Sahara.
Những hình khắc cổ trên đá tuyệt đẹp.
gỗ ghép ,ván ghép , van ghep , ván mdf , ván mdf